Kiểm định bình khí nén là công việc mà các nhà xưởng tiến hành kiểm tra, đánh giá về tình trạng hoạt động của bình tích khí. Ngoài ra đây là việc được thực hiện theo quy định của các cơ quan pháp luật. Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình kiểm định bình tích dưới bài viết sau.

Thông tin chi tiết công việc kiểm định bình khí nén
Kiểm định bình tích nhằm xác định tình trạng hoạt động của bình tích, hiệu suất làm việc và đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.
Vai trò kiểm định bình khí nén
Bình tích khí sau một thời gian sử dụng, cần được vệ sinh, kiểm định để tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của bình khí nén.
- Kiểm định bình tích khí để xác định độ hao mòn của bình tích khí, xác định vết xước, vết nứt vỡ trên bình để tiến hành bảo dưỡng, hạn chế tình trạng thất thoát gây lãng phí khí nén.
- Kiểm định bình khí nén để kiểm tra chi tiết các mối hàn trên bình để đảm bảo độ chắc chắn, không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Kiểm tra phụ kiện bình tích bao gồm van xả, van an toàn và đồng hồ chỉnh áp, giúp xác định thông số chính xác khi bình hoạt động.
- Kiểm định bình tích để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng, cho các thiết bị khí nén khác trong hệ thống khí.
- Bên cạnh đó, kiểm định bình nén khí còn theo yêu cầu của cơ quan pháp luật, bắt buộc các nhà xưởng cần tuân thủ nghiêm.
Xem thêm:
- Chi tiết cấu tạo bình nén khí chính xác nhất.
- [ĐỪNG BỎ QUA] Tìm hiểu nguyên lý hoạt động bình khí nén.

Khi nào cần kiểm định bình khí nén
Kiểm định bình tích áp khí nén là công việc cần làm để đảm bảo độ an toàn cho nhà xưởng và tối ưu hiệu suất làm việc của bình.
Có nhiều trường hợp đáng tiếc khi không tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên bình tích khí. Cụ thể 4/2012, tại một tiệm sửa xe nhỏ trên đường Đặng văn Ngữ (P.14, Q. Phú Nhuận, TP. HCM) một bình chứa khí nén cũ của máy nén khí cũ đã phát nổ. Vỏ bình nén văng trúng một người đàn ông đứng cạnh đó khiến người này tử vong tại chỗ. Chỉ sau đó 2 tháng, tại đường Nguyễn Tất Thành (Q4) cũng xảy ra một vụ nổ bình nén khí cũ làm 1 người chết, 1 người bị thương nặng.
Thời gian tiến hành kiểm định bình khí nén diễn ra như sau:
- Kiểm định bình nén khí ngay sau khi được lắp đặt tại nhà xưởng để đảm bảo độ chính xác của bình và làm việc tương thích với các thiết bị khí nén khác.
- Thông thường, đối với bình tích khí dưới 10 năm sử dụng thì công việc kiểm định bình tiến hành 3 năm/lần. Với thời gian sử dụng bình trên 10 năm thì cần kiểm định bình chứa khí nén 2 năm/lần để đảm bảo chất lượng khí nén và độ an toàn người sử dụng.
- Ngoài ra, các cơ quan chính quyền có thể yêu cầu các nhà xưởng kiểm định bình tích theo yêu cầu.

Quy trình 6 bước kiểm định bình khí nén đúng chuẩn
Công việc kiểm định bình tích khí cần được thực hiện theo đúng quy trình, quy định pháp luật. Do vậy, nếu nhà xưởng chưa có kinh nghiệm trong việc kiểm định thì cần được hỗ trợ bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ này.
Các bước kiểm định bình nén khí được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kiểm định
- Hồ sơ về thời gian sản xuất và nhận bàn giao bình tích khí nén.
- Nhật ký bảo hành, bảo dưỡng các lần trước đó.
- Hồ sơ kiểm định bình tích khí từ các lần trước (nếu có).
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá hiện trạng bình
- Kiểm tra chi tiết bên ngoài, bên trong bình nhằm đánh giá độ hao mòn của bình tích sau quá trình sử dụng.
- Kiểm tra có tình trạng bình biến dạng, bóp méo hay không và các mối hàn trên bình.
- Kiểm tra chân trụ của bình tích khí nén, nắp đậy để tránh tình trạng thất thoát khí nén.
Bước 3: Kiểm tra phụ kiện đi kèm
Ngoài việc kiểm tra kỹ lưỡng vỏ bình khí nén thì công việc kiểm định bình khí nén bao gồm việc đánh giá các phụ kiện lắp đặt trên bình.
Kiểm tra phụ kiện bình tích khí để đảm bảo thông số chính xác trên đồng hồ chỉnh áp, các van xả tiến hành xả khí nén hoạt động chính xác. Tiến hành kiểm tra phụ kiện sau:
- Đồng hồ chỉnh áp.
- Van xả.
- Van an toàn.
- Rơ-le.

Bước 4: Thực hiện thử nghiệm bình
- Kiểm tra thủy lực bình nén khí: khoảng 6 năm/lần.
- Đối với áp suất bình khí nén dưới 5 bar: Pthử = 1.5Plv và không nhỏ hơn 2 bar.
- Đối với áp suất bình khí nén trên 5 bar: Pthử = 1.25Plv mà không nhỏ hơn Plv+3.
Bước 5: Vận hành bình tích khí
Sau khi tiến hành kiểm định bình khí nén, tiếp theo vận hành bình tích áp khí nén ở áp suất cao nhất theo nhà sản xuất.
Theo dõi và kiểm tra tình trạng làm việc của bình tích khí, lưu lượng và chất lượng khí nén thành phẩm, kiểm tra xem có độ sụt áp hay thất thoát khí hay không.
Bước 6: Kết quả quá trình kiểm định bình tích khí
Thực hiện đầy đủ xong 5 bước trên, nhà xưởng sẽ nhận được kết quả và cần được xử lý như sau:
- Lập bản hồ sơ ghi chép chi tiết quy trình kiểm định, chi tiết tình trạng của bình và kết quả sau khi tiến hành vận hành bình tích nhằm phục vụ cho các lần kiểm định sau hoặc trình báo với cơ quan chức năng khi kiểm tra.
- Dán tem kiểm định theo quy định chung.

Bài viết trên là quy trình 6 bước kiểm định bình khí nén và thời gian cần kiểm định. Điện máy Lucky chuyên phân phối các loại bình tích khí cho mọi quy mô và ngành nghề sản xuất. Chi tiết xin liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn thêm.