Việc nắm bắt quy trình vận hành bình chứa khí nén giúp nhà xưởng tiến hành sử dụng bình khí nén hiệu quả, tối ưu khả năng làm việc và đảm bảo độ an toàn cho nhà xưởng. Cùng tìm hiểu chi tiết các bước vận hành dưới bài viết sau.

Tại sao cần có quy trình vận hành bình chứa khí nén?
Bình chứa khí nén là thiết bị quan trọng cho hệ thống khí nén nhà xưởng, giúp tích trữ và cung cấp nguồn khí nén cho hoạt động sản xuất của nhà xưởng.
Do đó để đảm bảo bình chứa khí nén làm việc hiệu quả thì các nhà xưởng cần nắm rõ được quy trình vận hành bình chứa khí nén để:
- Tiến hành lắp đặt bình khí nén đúng chuẩn, tương thích với các thiết bị khác trong hệ thống khí nén như máy nén khí, máy sấy khí, cốc lọc khí nén …
- Đảm bảo bình khí nén vận hành đúng với hiệu suất làm việc của nhà xưởng, tối ưu mức công suất, tránh lãng phí trong quá trình vận hành.
- Đảm bảo vận hành bình an toàn, tránh gây lỗi vặt và đảm bảo độ an toàn cho nhà xưởng, tránh rủi ro có thể xảy ra như nổ bình khí nén do áp lực khí nén quá cao, kết nối sai nguồn điện …
- Giúp tăng tuổi thọ và độ bền của bình khí nén và các thiết bị khí nén khác khi sử dụng công suất phù hợp theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.
Xem thêm: [ĐỪNG BỎ LỠ] Quy trình kiểm định bình khí nén chuẩn xác.

Quy trình vận hành bình chứa khí nén
Vận hành bình tích áp khí nén là công việc thường ngày của các nhà xưởng nên người sử dụng cần nắm rõ được quy trình.
Lưu ý quy tắc trong quy trình vận hành bình chứa khí nén
Trước khi tiến hành vận hành bình tích khí nén thì các nhà xưởng cần biết một số quy tắc và quy định khi sử dụng bình chứa khí nén:
- Bình khí nén khi được đưa vào sử dụng cần thực hiện kiểm định bình tích khí nén theo quy định của cơ quan chức năng và cần văn bản bàn giao cho người trực tiếp tiến hành quy trình vận hành bình chứa khí nén.
- Người tiến hành vận hành bình nén khí phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe và có kiến thức, được huấn luyện chuyên môn sử dụng bình khí nén an toàn.
- Trên bình chứa khí nén cần có đầy đủ các phụ kiện như van xả, van an toàn, đồng hồ chỉnh áp để đảm bảo được thông số chính xác và xả khí khi áp lực khí nén trong bình cao.
- Đặt bình nén khí ở nơi an toàn, bằng phẳng, cách nguồn điện ít nhất 5m. Ngoài ra nhà xưởng nên đặt bình và các thiết bị khí nén khác tại nơi ít bụi và không dưới ánh nắng trực tiếp.
- Không được tự ý di dời bình chứa khí nén, cần tiến hành đầy đủ các bước trước khi di chuyển bình chứa khí nén như ngắt nguồn điện, xả hết khí trong bình.

Các bước trong quy trình vận hành bình chứa khí nén
Bình khí nén được thiết kế với cấu tạo đơn giản, việc vận hành bình tích áp khí nén không quá khó khăn với người sử dụng được hướng dẫn, huấn luyện đào tạo. Chi tiết các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Kiểm tra chi tiết độ an toàn, chắc chắn của vỏ bình nén khí. Tình trạng hoạt động của các phụ kiện, thiết bị như van an toàn, van xả, đồng hồ chỉnh áp, áp kế, rơ le …
- Kiểm tra độ chắc chắn của các cụm kết nối vào bình khí nén, đường ống dẫn khí nén, đường dây điện …
- Trước khi vận hành, khi áp suất trong bình chứa khí nén đạt 0,5 (1kg/cm2), người sử dụng kéo nhẹ van an toàn và mở van xả đáy để xả nước ngưng đọng và lớp dầu còn lại trong bình.
[LẮP ĐẶT] Hệ thống khí nén trục vít xưởng ép xô sơn tại Thái Bình
Bước 2: Bước tiến hành vận hành trong quy trình vận hành bình chứa khí nén
- Bật cầu dao để kết nối nguồn điện và ấn nút khởi động máy nén khí để khí nén được sinh ra đi vào bình tích khí và thực hiện các chức năng, vai trò của bình.
- Trong khi vận hành bình tích khí, cần kiểm tra mỗi ca/1 lần van xả, van an toàn và đồng hồ chỉnh áp để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh áp suất, lưu lượng khí nén phù hợp với hiệu suất làm việc của nhà xưởng.
- Không vận hành bình khí nén với áp lực khí nén lớn hơn mức cho phép, tránh rủi ro như bình nén khí phát nổ do chịu mức áp suất quá lớn.
Bước 3: Kết thúc
- Sau mỗi lần kết thúc ca làm việc tại nhà xưởng cần tiến hành dừng hoạt động máy nén khí và các thiết bị khác.
- Ngắt kết nối dòng điện.
- Tiến hành ghi chép lại thông số vận hành và biểu hiện lạ trong khi bình khí nén và các thiết bị khác để phục vụ cho việc kiểm định bình chứa khí nén.
Ngoài ra trong quá trình vận hành bình chứa khí nén, nhà xưởng thường xuyên vệ sinh, kiểm tra và kiểm định bình theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Trên đây là quy trình vận hành bình chứa khí nén mà chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc. Điện máy Lucky chuyên phân phối bình khí nén, thiết bị khí nén và tiến hành lắp đặt, hướng dẫn sử dụng cho nhà xưởng. Chi tiết liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn.